Tuesday

Kháng Thư số 5 của Khối 8406

gồm 1715 Công dân đấu tranh cho Tự do Dân chủ tại Việt Nam
về Nghịđịnh 56/2006/NĐ-CP của Nhà cầm quyền CSVN ngày 06-6-2006

ViệtNam, ngày 21 tháng 6 năm 2006

Căn cứ vào:

1- Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948, điều 19: “Ai cũng có quyền tự do bày tỏ quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tintức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia”.

2- Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, mà Việt Nam đã xin được tham gia năm 1982:

- Điều 19: 1-Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp vào. 2- Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổbiến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyềnmiệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào khác theo sự lựa chọn của mình”.

- Điều 5: 1-Không một quốc gia, một phe nhóm hay một cá nhân nào có quyền giải thích các điều khoản trong Công Ước này để cho phép họ hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu diệt những quyền tự do đã được Công Ước thừa nhận, hoặc để giới hạn những quyền tự do này quá mức ấn định trong Công Ước. 2- Các quốc gia hội viên kết ước nào đã thừa nhận một số nhân quyền căn bản trong luật pháp quốc gia, công ước, quy chế hay tục lệ, sẽ không được quyền giới hạn hay đình chỉ thi hành các nhân quyền căn bản đó, viện cớ rằng Công Ước này không thừa nhận những nhân quyền đó, hay chỉthừa nhận trong một phạm vi hạn hẹp hơn”.

3- Hiến phápNước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình…” .

4- Sách Trắng về Nhân quyền - Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở ViệtNam do Bộ Ngoại giao Nhà cầm quyền CSVN công bố tại Hà Nội, ngày 18. 8.2005, chương II mục I.2: “Chính phủ Việt Nam chủ trương khuyếnkhích và tạo mọi điều kiện để người Dân tiếp cận, khai thác và sử dụng rộng rãi thông tin trên mạng Internet” .

Chúng tôi nhận thấy:

Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin, do ông Phan Văn Khải, Thủ tướng Nhà cầm quyềnCSVN đã ký ngày 06-6-2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2006:

- Mặc dù có nhiều điều tích cực có thể góp phần ổn định cuộc sống Dân Việt Nam thêm văn minh, đạo đức, trật tự.

- Nhưng điều 6, điều 7.3. a-b, điều 7.4, điều 10.5. a, điều 15.4, điều17.1. a, điều 17.2, điều 17.3, điều 17.4, điều 19.3. a, điều 21.3. b-c-d của Nghị định:

• một đàng chứa đựng các ý niệm rất mơ hồ, chủ quan,dễ giải thích theo hướng độc đoán tuỳ tiện quen thuộc của Nhà cầm quyền CSVN từ trước đến nay, như “thông tinnội dung độc hại, xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thànhtựu cách mạng, xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc,xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, truyền bá tư tưởng phảnđộng” …

• đàng khác chứa đựng các nguyên tắc độc tài, dung dưỡng cơ chế “xin-cho” như “phải có giấy phép”, “theoquy định của pháp luật (luôn được mọi Nhà cầm quyền độc đoán thêm vào để tiện bề phủ nhận mọi quyền tự do vừa xác nhận trước đó). Như thế là vừa vi hiến vừa vừa trái với các văn kiện pháp lý nêu trên.

Trước thực trạng nầy, chúng tôi, Đại diện Khối 8406 gồm 1.715 Công dân đấu tranh Dân chủ cho Việt Nam ký tên dưới đây, đồng thanh tuyên bố trước công luận quốc tế:

1-Chúng tôi cực lực phản đối việc Nhà cầm quyền CSVN, qua Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06-6-2006, đã kéo nền văn minh Việt Nam lùi lại gần 2 thế kỷ, khi làm cho quyền tự do thông tin ngôn luận của toàn Dân Việt Nam trong thời đại dân chủ toàn cầu này không bằng thời Đế quốc Anh và Thực dân Pháp. Vì cách đây hơn 150 năm, ông Karl Max đã phổ biến “Tuyên ngôn đảng cộng sản” hoặc đầu thế kỷ XX nhóm Nguyễn Ái Quốc…… đã phổ biến “Bản án chế độ Thực dân Pháp” hay tạp chí “Người Cùng Khổ” (Le Paria) ngay tại Nước Pháp mà không hề gặp khó khăn nào. Rõ ràng tại Việt Nam hiện nay, quyền tự do thông tin ngôn luận của toàn Dân còn thua kém và tệ hại hơn dưới thời Pháp thuộc nhiều, vì thời đó đã có tạp chí Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng, Tiếng Chuông Rè của Nguyễn An Ninh, Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục thường xuyên vẫn được quyền công khai diễn thuyết trực tiếp chống lại Thực dân Pháp cách ôn hoà không bạo lực…

2- Chúng tôi cương quyết đấu tranh cách ôn hoà bất bạo động trong mục tiêu giúp Đất nước Việt Nam theo kịp nếp sống tự do dân chủ văn minh của Cộng đồng Nhân loại hiện nay. Vì thế, dựa vào các tiêu chuẩn và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc, chúng tôi nhất quyết không chấp hành những điều phản tự do dân chủ văn minh chứa đựng trong Nghị định 56/2006/NĐ-CP nêu trên.

3- Chúng tôi kêu gọi Liên Hiệp Quốc, các Quốc hội, các Chính phủ, các Lãnh đạo chính trị sẽ tham dự Hội nghị APEC tại Việt Nam vào tháng 11-2006, các Tổ chức Nhân quyền quốc tế, các Tổ chức Thông tin Báo chí quốc tế, toàn thể Đồng bào Việt Nam hải ngoại hãy tạo các áp lực cần thiết để Nhà cầm quyền CSVN hủy bỏ các hạn chế về tự do thông tin ngôn luận đang áp đặt lên toàn Dân Việt Nam cách rất bất công qua Nghị định phản tự do dân chủ nói trên.

Tuyên kháng tại Việt Nam, ngày 21 tháng 6 năm 2006

Đại diện lâm thời Khối 8406 (gồm 1.715 thành viên quốc nội):
Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn.
Cựu Sĩ quan Trần Anh Kim, Thái Bình.
Linh mục Nguyễn Văn Lý, Huế.

TRỞ VỀ
TRANG ĐẦU TIÊN



______________________________________________________